Công việc của quản trị website 2022

Quản trị web được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến lược marketing online. Quản trị website không chỉ là giúp website hoạt động tốt và hiệu quả mà còn là cách để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy quản trị website là gì? Công việc quản trị web gồm những gì? Mời các bạn cùng Media Findme tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quản trị website là gì?

Quản trị website là bao gồm các công việc như: Duy trì Server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Ngoài ra còn quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO… nhằm đảm bảo website vận hành trơn tru cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng. Từ đó đem lại hiệu quả cao trong Marketing cho doanh nghiệp.

Quản trị website không chỉ đòi hỏi sự am hiểu về lập trình Javascript, PHP, HTML,… mà còn phải quản lý, giám sát nội dung hiển thị để thu hút khách hàng tiềm năng, cũng như thăng hạng web trên công cụ tìm kiếm.

Một số công việc thường gặp của quản trị viên bao gồm:

  • Duy trì server
  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Đăng ký tên miền
  • Cài đặt plugin
  • Xây dựng các thành tố của website
  • Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty
  • Sửa lỗi code
  • Lỗi kỹ thuật
  • Theo dõi traffic
  • Quản lý content up lên website
  • Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website của bạn để tránh bị hacker xâm nhập.

Để hoàn thành hết những việc trên, quản trị website phải hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,… và lúc này họ sẽ đóng vai trò như người quản lý nắm tất cả những yếu tố tạo nên website đúng chuẩn.

Thậm chí đôi lúc nhân viên quản trị trang web còn phải làm việc với các phòng ban khác như sales, marketing, quảng cáo… để chắc chắn rằng những thông tin và hình ảnh trên website của bạn hoàn toàn chính xác, phù hợp với thương hiệu doanh nghiệp cũng như xu hướng thị trường.

Quản trị website muốn hoàn thành tốt công việc phải hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,…
Quản trị website muốn hoàn thành tốt công việc phải hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,…

Tầm quan trọng của quản trị website

Tăng uy tín của doanh nghiệp: 

Website khi được chăm chút cả về giao diện lẫn nội dung sẽ tối ưu được trải nghiệm khách hàng. Một website luôn cập nhật những nội dung hữu ích, phù hợp xu hướng sẽ làm tăng uy tín và tin tưởng của khách hàng với website ấy.                        

Mở rộng tệp khách hàng:

Việc quản trị website tốt giúp các thông tin được update thường xuyên, liên tục, đặc biệt là các sản phẩm mới, tin tức khuyến mại… Từ đó, giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá cao website, giúp website hiển thị nhiều hơn, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng . 

Tìm lỗi và khắc phục sự cố kịp thời: 

Các sự cố lỗi web luôn xảy đến bất ngờ, quản trị website sẽ giúp khắc phục một cách kịp thời và chính xác để giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru, trải nghiệm của khách hàng tại website không bị gián đoạn. 

Tạo ấn tượng tốt với khách hàng:

Website được coi là bộ mặt của doanh nghiệp vì đây chính là nơi để khách hàng và doanh nghiệp tương tác với nhau. Việc có một website được quản trị tốt sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt về doanh nghiệp đó. 

Công việc của quản trị website 2022

1. Cập nhật giao diện website

Các nhân viên quản trị website phải luôn đảm bảo giao diện website đẹp, thân thiện với người dùng.

Phần thiết kế giao diện website chưa dùng lại ở đó, quản trị viên còn phải thường xuyên xem xét tình trạng và xử lý các lỗi hình ảnh, table, internal/external link, code web,… Những lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến giao diện website mà còn cản trở trải nghiệm của người dùng.

2. Lập kế hoạch nội dung định kỳ

“Content là VUA”

Công cụ tìm kiếm Google luôn nhắc nhở về việc update content liên tục để tạo thông tin mới có giá trị. Do đó, là một quản trị viên, bạn cần nắm rõ content hiện tại của website, từ đó đưa ra kế hoạch tạo mới và tối ưu phù hợp.

Khi triển khai content, cần lưu ý nhất quán thể hiện sứ mệnh doanh nghiệp, triết lý kinh doanh. Đồng thời giới thiệu thương hiệu và sản phẩm đến người dùng.

3. Xây dựng kế hoạch tối ưu website

Bên cạnh content, website cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chí khác để có thể đạt thứ hạng tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.

Vì vậy nhân viên quản trị website nào cũng cần phải biết các kiến thức cơ bản về SEO. Để từ đó, có thể trao đổi làm việc với team SEO giúp lên kế hoạch tối ưu website.

4. Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu

Khi quản lý website, bạn cần đảm bảo đường truyền hosting hoạt động bình thường. Ngoài ra, nên cẩn thận sao lưu dữ liệu của website. Việc này giúp đề phòng trường hợp hosting gặp sự cố nghiêm trọng. Từ đó sẽ có phương án phục hồi về sau.

5. Triển khai quảng cáo cho website

Muốn kéo traffic về website thì ngoài SEO bạn cũng có thể kết hợp SEO với Google Adwords.

Ngoài ra, nếu ngân sách là vấn đề lớn thì bạn có thể chọn cách chia sẻ bài viết website lên các trang mạng xã hội hay trong chiến dịch Email Marketing. Kết hợp nhiều phương pháp Marketing Online sẽ đảm bảo thu về kết quả tốt hơn thay vì quá tập trung vào một mảng.

6. Đánh giá hiệu quả quản trị website thường xuyên

Không chỉ riêng làm quản trị website mà bất kỳ công việc nào cũng cần có bước tự đánh giá hiệu suất làm việc. Những việc làm tốt cần phát huy và những việc chưa tốt cần đưa ra biện pháp khắc phục. Từ đó, đưa ra chiến lược kế hoạch tối ưu nhất cho website, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp

Quản trị website cần hoàn thành tốt 6 việc trên

Bạn có thể tham khảo gói quản trị website tại đây

Kỹ năng cần có của người làm quản trị website

Một người làm quản trị web cần xử lý nhiều công việc khác nhau từ bảo trì đến tối ưu hóa website, cần nhiều kỹ năng để hoàn thành công việc. Sau đây là những kỹ năng thiết yếu mà tôi chọn lọc ra.

Biết sử dụng HTML

Quản trị web sẽ phải làm các công việc để phát triển website đó, nên việc học HTML cơ bản và tìm hiểu các plugin nếu bạn sử dụng WordPress. Việc sử dụng thêm các công cụ, nền tảng hoặc lối tắt sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn, giúp công việc được hoàn thành và trở nên thú vị không cần lặp đi lặp lại.

Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa

Hiểu về UX, UI của một website

Thiết kế web là công việc của một nhà quản trị web, mặc dù bạn không cần phải nắm bắt chuyên sâu về thiết kế đồ họa, nhưng việc nắm bắt những điều cơ bản sẽ thúc đẩy chất lượng công việc. Việc thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh là kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị website.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Kỹ thuật SEO là những kiến thức giúp nhà quản trị website tìm cách xếp hạng cao trang web của mình và việc sản xuất nội dung như thế nào để không bị phạt rất quan trọng. Việc xếp hạng website này nhiều khi không đạt được như kỳ vọng, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Kỹ năng viết

Khả năng viết hỗ trợ nhà quản trị web khi tổ chức thiếu tài nguyên, nhân viên. Khả năng này hỗ trợ sao chép điểm mạnh của các chiến dịch truyền thông xã hội.

Chiến lược nội dung

Chiến lược nội dung rất quan trọng với việc quản trị web, bởi việc thu hút khách hàng hầu hết dựa vào khía cạnh tiếp thị, tư vấn, giải thích,…Tất cả các khía cạnh đó đều nằm trong chiến lược nội dung, đây được xem như là chìa khóa giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn.

Khách hàng sẽ đưa ra yêu cầu, tùy thuộc vào khả năng, bạn sẽ nghiên cứu và tìm ra những giải pháp cho những yêu cầu đó. Là một nhà quản trị web bạn phải đưa ra được chiến lược nội dung để khách hàng có thể tìm được những điều họ đang cần ở website của bạn.

Nội dung đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng
Nội dung đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng

Việc phát triển công nghệ thông tin của các quốc gia rất khác nhau, do đó việc quản trị web cũng có phần khác biệt. Tại Việt Nam công việc này khá nhiều, thậm chí bao gồm cả công việc của những người thiết kế web, làm SEO,…

Như vậy, chúng ta đã nắm được công việc cơ bản của một người làm quản trị web và những kỹ năng cần thiết để làm tốt nhiệm vụ quản trị web. Ngoài những kỹ năng chính ở trên thì người quản trị web còn phải sử dụng tốt các công cụ quản trị. Đồng thời, cũng cần biết phân tích và tìm ra vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, khả năng sáng tạo ra ý tưởng, nội dung hấp dẫn, tỉ mỉ, có tinh thần kỷ luật, tự sắp xếp cao. Nếu bạn có được những kỹ năng này thì đây là một lợi thế rất lớn giúp bạn có thể đi lâu dài và thăng tiến nhanh trong ngành SEO. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Lightbox button