Lợi ích và cách xây dựng Internal link trong Seo onpage

Internal Link là liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền hay Website. Nó mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình Seo onpage. Vậy cách xây dựng Internal link trong Seo onpage như thế nào? Lợi ích ra sao?  Trước tiên, các bạn hãy đi vào khái niệm Internal link

Internal link là gì?

Internal link (Hay còn gọi là liên kết nội bộ) là liên kết từ trang này trỏ đến trang kia trong cùng một domain đóng vai trò chính là điều hướng và giúp cải thiện vị trí của website. 

Nếu bạn làm tốt link nội bộ, việc giữ chân được người đọc của bạn trong website lâu hơn (time on site), giúp website của bạn có tỷ lệ PR các trang cao đều nhau hơn.

Internal link là gì?
Internal link là gì?

Lợi ích của Internal link trong SEO Onpage

Về cơ bản, link nội bộ giống như cầu nối giữa các trang trong website của bạn. Nếu bạn xây dựng được hệ thống link liên kết nội bộ chặt chẽ, nó sẽ mang lại những lợi ích cực kỳ to lớn

1. Internal link tác động đến thứ hạng từ khóa SEO

Nếu như trang A của bạn đã có traffic cũng như có nhiều từ khóa top thì việc bạn chèn link đến trang B sẽ giúp từ khóa trang B sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. 

Từ khóa bạn chèn cần phải đúng với nội dung mà bạn muốn điều hướng người đọc đến. Điều này giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu toàn web thông qua các Internal link và hiểu được cấu trúc website của bạn.  Ngược lại, nếu sai thì lâu dần từ khóa bạn cần SEO sẽ bị phản tác dụng, thậm chí bị liệt vào danh sách Spam của Google. Bạn có thể đa dạng từ khóa: có thể là từ khóa chính, từ khóa dài hoặc từ khóa đồng nghĩa, điều quan trọng vẫn là phải phù hợp với nội dung đó.

Trang chủ và chuyên mục là những nơi chứa nhiều sức mạnh hơn các trang khác trên website. Sức mạnh và sự uy tín ở trang chủ hoặc chuyên mục sẽ giúp tổng thể tiến lên thứ hạng cao hơn trên Google.

2. Internal link điều hướng người dùng tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mục đích của SEO cuối cùng vẫn là tạo ra doanh thu, vì vậy việc tạo ra chuyển đổi vô cùng quan trọng. Nếu như website của bạn là dạng nội dung tin tức, cách làm, review thì việc đặt internal link phù hợp sẽ giúp người đọc ở lại lâu trên website. Tuy nhiên, bạn cần biết đâu là trang chính và các trang phụ để chèn liên kết nội bộ hợp lý.

Còn với các dạng website bán hàng thì thường sẽ có 2 loại nội dung là tin tức và trang bán hàng để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Việc bạn kêu gọi hành động không là chưa đủ để tiếp cận hết khách hàng, bạn cần phải chèn internal link đến trang bán hàng chính để tạo ra sự chuyển đổi.

Ví dụ bạn đọc các bài về “Bí kíp của làm đẹp tại nhà” tại trang web của viện thẩm mỹ thì việc chèn một liên kết nội bộ đến trang dịch vụ thẩm mỹ của sẽ tăng khả năng khách hàng click vào để xem dịch vụ bên bạn.

3/ Internal link trang trải nghiệm của người dùng trong Seo onpage

Ngày nay Google đã tung ra nhiều thuật toán và luôn đưa ra mục tiêu là lấy khách hàng làm trọng tâm. Google thu thập và đánh giá dựa vào hành vi của người dùng thông qua việc họ click hoặc thoát khỏi website.

Bạn hiểu khái niệm internal link là gì chưa đủ mà cần phải chèn liên kết nội bộ đúng ngữ cảnh, đúng từ khóa và có nội dung phù hợp để tránh bị Google đánh giá là không hữu ích

Những internal link được chèn khéo léo sẽ là công cụ giúp người dùng thực hiện tương tác với website của bạn. Việc bạn chèn internal link vào các anchor text không quá khó khăn nhưng hiệu quả cực kỳ lớn. Bạn sẽ thấy được phản ứng của khách hàng thông qua việc họ có click hay không.

Lợi ích Internal link trong Seo onpage
Lợi ích Internal link trong Seo onpage

Cách xây dựng Internal link trong Seo onpage

Với 6 bí quyết sau đây, Media Findme tin chắc rằng bạn sẽ xây dựng được một hệ thống link nội bộ vững chắc tối ưu SEO onpage hiệu quả

1. Tạo content chất lượng

Bạn không thể tạo ra một hệ thống link nội bộ chặt chẽ nếu nội dung của bạn không hữu ích với người dùng và chẳng liên quan gì với nhau. Đừng vì quá muốn làm tăng uy tín cho trang đích mà cố nhồi nhét liên kết vào các trang khác trỏ về nó dù nội dung giữa chúng không mấy liên quan. Điều này hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí còn ảnh hưởng tới việc SEO của bạn. Vì vậy khi có ý định xây dựng hệ thống link nội bộ hãy lập danh sách nội dung liên quan với nhau rồi lên kế hoạch viết, như vậy việc điều hướng cũng dễ dàng hơn.

Tạo content chất lượng với Internal link phù hợp
Tạo content chất lượng với Internal link phù hợp

2. Không nhất thiết phải cố định số lượng Internal link trong Seo onpage

Thông thường một bài viết khoảng 1000 từ bạn chỉ nên chèn từ 2 đến 4 link nội bộ, nhưng cũng có thể thể nhiều hơn nếu cần thiết cho người dùng. Điều quan trọng là cách bạn đặt link và những link này có thực sự hữu ích hay không.

Việc nhồi nhét liên kết nội bộ vào bài viết gây rối mắt, nhiều khi phản tác dụng nhưng cũng không phải tuyệt đối trong mọi trường hợp. Ví dụ, nếu bạn viết một bài tổng hợp, chỉ cần bạn viết hay dẫn dắt tốt thì bạn đặt gấp đôi số link nội bộ cũng không ảnh hưởng gì, người đọc thậm chí còn cảm ơn sự chu đáo và những thông tin đầy đủ mà bạn cung cấp cho họ.

3. Internal link trong Seo onpage nên sử dụng Anchor Text phù hợp

Anchor Text là một cụm từ dùng để gắn liên kết nội bộ vào nó. Nó không chỉ giúp người đọc biết mình sẽ nhấp vào liên kết gì mà còn là dấu hiệu cho các công cụ tìm kiếm lần theo. Bạn có thể đa dạng hóa Anchor Text bằng các từ đồng nghĩa, giúp người dùng không bị nhàm chán, đồng thời kích thích sự tò mò giúp điều hướng người dùng một cách tốt hơn.

Lưu ý, việc đặt Anchor Text cũng phải liên quan đến nội dung bài viết và rõ ràng để người đọc dễ hiểu. Ví dụ: Để hiểu thêm về Anchor Text bạn hãy Vào đây thì chữ “Vào đây” là Anchor Text, còn đường link “https://thietkewebfindme.com/link-la-gi-khai-niem-va-cach-su-dung-cac-loai-link-trong-website/” chính là link nội bộ mà tôi muốn hướng bạn đến để giúp bạn tìm hiểu thêm về các loại link liên kết trong SEO web 

4. Nguyên tắc không quá 3 lần nhấp chuột

Trong SEO có một quy tắc không chính thức như sau: Từ trang chủ đến một trang đích bất kỳ không được vượt quá 3 lượt nhấp chuột. Đây không phải yếu tố bắt buộc nhưng nó sẽ tốt cho việc xây dựng cấu trúc website của bạn, hỗ trợ quá trình SEO Onpage.

Như vậy các Internal link nên dẫn trực tiếp tới trang đích hoặc cùng lắm là qua một cầu trung gian, đừng khiến người dùng và công cụ tìm kiếm bị lạc vào ma trận link do bạn tạo ra. 

Điều cốt lõi vẫn là lấy trang chủ làm nền móng. Nếu trang chủ đủ mạnh thì các trang con cũng lên theo. Nên việc xây dựng internal link trỏ về trang chủ  là  yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn phát triển hệ thống link.

5. Internal link nên sử dụng Deep Link và đặt Dofollow

Deep Link có thể hiểu là các liên kết đưa người đọc đến một bài cụ thể thay vì đưa về trang chung chung, các bài viết này sẽ phù hợp với ngữ cảnh được nói đến trong đoạn văn.

Ngoài ra hãy để những liên kết này ở chế độ Dofollow để các công cụ tìm kiếm có thể đi theo nó đến những bài viết khác.

6. Sử dụng công cụ Screaming Frog

Screaming Frog là công cụ quen thuộc được các SEOer sử dụng để kiểm tra và tối ưu hóa website. Và một trong những tính năng không thể bỏ qua của Screaming Frog chính là audit Internal link sao cho phù hợp.

Sử dụng Screaming Frog, bạn chỉ cần lựa chọn “Crawl all subdomains”, hệ thống sẽ lập tức thu thập toàn bộ dữ liệu Internal link trên hệ thống. Nhờ vào những thông tin nhận được, bạn có thể tiến hành audit hoặc đặt lại các Internal link theo cấu trúc logic hơn.

Những điều nên tránh khi đặt Internal link trong Seo onpage

Ngoài những nguyên tắc giúp xây dựng hệ thống link liên kết nội bộ giúp SEO onpage hiệu quả trên thì bạn cũng cần lưu ý các điều sau:

  • Không nên đặt liên kết thông qua các form như form liên hệ để feedback. Mặc dù khi bạn click vào button gửi liên hệ cũng là một thẻ gắn liên kết nội bộ, nhưng bot google sẽ rất khó khăn để quét qua thẻ đó. Nếu bạn sử dụng thẻ ở đây nên để thuộc tính là nofollow.
  • Tránh liên kết thông qua tìm kiếm
  • Tránh liên kết được đặt trong javascripts, jquery
  • Tránh liên kết trong flash hoặc plugins
  • Tránh liên kết trỏ đến trang bị chặn bởi thẻ meta hoặc robot.txt
  • Tránh liên kết đến trang có quá nhiều link liên kết khác, bởi vì Search engine chỉ cho phép có 150 liên kết trong một trang. Trong một số trang quan trọng có thể có từ 200 đến 250 liên kết, tuy nhiên, các bạn nên đặt dưới 100 liên kết cho một trang.
  • Tránh liên kết trong các frame và iframe.

Hi vọng qua bài viết trên, Media Findme đã phần nào giúp các bạn hiểu về tầm quan trọng của Internal link và cách xây dựng Internal link phục vụ trong quá trình Seo onpage. Chúc các bạn kiên trì và thực hiện thành công, nhanh chóng đưa website lên top Google. 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0925.013.000 để được tư vấn miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Lightbox button